Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối
- Ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối hay còn gọi là giai đoạn xâm lấn, là thời điểm mà các tế bào ung thư đã bắt đầu lan sang những mô lân cận và đã có ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về giai đoạn này nhé.
Bệnh nhân ung thư tụy nên 'cạch mặt' những thực phẩm nào?
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy - sát thủ thầm lặng
Bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối
Bệnh ung thư tuyến tụy có tiên lượng tốt nhất nếu chúng ta phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, vì các triệu chứng của căn bệnh này chưa thể hiện rõ trong giai đoạn đầu nên dễ dàng bị bỏ qua, và đa số là đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn xâm lấn mới phát hiện ra tức là bệnh đã đi vào di căn.
Ung thư tuyến tụy được ở giai đoạn xâm lấn có hai giai đoạn: giai đoạn xâm lấn tại chỗ và giai đoạn di căn. Ở giai đoạn xâm lấn tại chỗ khi các tế bào ung thư đã lan đến những mạch máu lớn lân cận khối u và có thể là cả những hạch bạch huyết phân bố xung quanh. Lúc này, tế bào ung thư có thể lan vào dạ dày, ruột non (tá tràng) hoặc ống dẫn mật, nhưng chưa xâm lấn đến những cơ quan xa hơn của cơ thể. Đối với một số bệnh nhân ở giai đoạn này, việc điều trị bằng hóa trị và xạ trị có thể thu nhỏ kích thước khối u để áp dụng phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh hiệu quả.
Thông qua hệ thống bạch huyết hoặc các mạch máu, các tế bào ung thư tuyến tụy còn có thể lan đến những bộ phận xa hơn trong cơ thể và được gọi là giai đoạn ung thư tuyến tụy di căn. Những cơ quan mà ung thư tuyến tụy di căn phổ biến nhất là gan, phổi, xương, lớp niêm mạc ruột hoặc bụng (phúc mạc) hay những cơ quan khác. Khi đó, phương pháp điều trị cho bệnh nhân có thể là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc liệu pháp trúng đích,… với mục tiêu là điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.
Các tùy chọn điều trị cho bệnh nhân khi phát hiện ung thư tụy giai đoạn xâm lấn
Bệnh ung thư tuyến tụy khi bước sang giai đoạn xâm lấn thì không có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, những phương pháp điều trị cũng có thể giúp người bệnh thu nhỏ kích thước khối u, làm chậm sự phát triển của khối u, chậm quá trình di căn, giảm nhẹ triệu chứng và giúp người bệnh sống lâu hơn.
Những phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn muộn như hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật thường được điều trị kết hợp với nhau. Việc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như vị trí mà ung thư đã di căn đến, kích thước của khối u, loại ung thư tuyến tụy (nội tiết hay ngoại tiết), các phương pháp điều trị được áp dụng trước đó (nếu có), sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, tuổi tác, giới tính, mức độ đáp ứng với điều trị,… của người bệnh.
Ở giai đoạn xâm lấn và di căn, người bệnh ung thư tuyến tụy thường gặp phải triệu chứng đau đớn, khó chịu kéo dài và họ có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc ức chế thần kinh để kiểm soát cơn đau. Ngoài ra, họ còn được phẫu thuật giảm tắc nghẽn ống mật, hạn chế tình trạng vàng da, vàng mắt và ngứa da. Với những bệnh nhân tiêu hóa kém, sụt cân nhanh thì cần thay đổi về chế độ dinh dưỡng hằng ngày, sao cho người bệnh cung cấp đủ calo cho nhu cầu của cơ thể,…
Trên đây là những gì cần biết về bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối. Hi vọng sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn và gia đình có thêm kiến thức để có thể phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư tụy một cách tốt nhất.
Thanh Thương(tổng hợp)
Dùng iPhone để chẩn đoán ung thư
Bác sĩ phẫu thuật John Martin tại Mỹ đã sử dụng phụ kiện y tế kết nối với iPhone để tự chẩn đoán và phát hiện bệnh ung thư vòm họng của mình.
Sai lầm trong ăn uống dễ dẫn đến ung thư đại tràng
Những thói quen ăn uống không điều độ, không hợp vệ sinh… là thủ phạm chính hủy hoại hệ tiêu hóa của bạn, góp phần làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Bệnh ung thư tưởng chỉ phụ nữ mắc nhưng lại rất nguy hiểm với nam giới: 6 sự thật cần biết
Mặc dù nguy cơ phát triển ung thư vú ở nam giới thường thấp, nhưng những bệnh nhân nam mắc ung thư vú thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên dễ gây tử vong hơn ở nữ giới.
Post a Comment