Trẻ em, người lớn nằm la liệt trên bồn hoa, sàn bệnh viện tránh nóng
- Bệnh nhi lả lướt trên tay bố mẹ, trong khi người nhà bệnh nhân tạm ngủ gục bất kỳ đâu có bóng râm để tránh cái nóng hơn 40 độ ngoài trời.
"Bật mí" cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa nóng gay gắt
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua đợt nóng gay gắt nhất năm, nhiệt độ ngoài trời liên tiếp vượt qua 42-45 độ khiến cả bệnh nhân và người nhà vô cùng mệt mỏi.
Tại BV Nhi TƯ, đã qua 12h trưa vẫn còn rất đông phụ huynh bồng con ngồi chờ kết quả, nhiều bệnh nhi ngủ thiếp đi trên tay mẹ. Trước cửa khoa khám mắt, bà mẹ trẻ Đặng Thị Nhậy (18 tuổi, dân tộc Tày, Chiêm Hóa, Tuyên Quang) bồng cô con gái hơn 1 tháng tuổi lọt thỏm trong tấm tã mỏng, chết lặng khi bác sĩ thông báo bé không may mù cả 2 mắt do sinh non.
2 trẻ sinh non từ Tuyên Quang xuống BV Nhi TƯ từ sớm để khám mắt |
Nhậy chia sẻ, khi chào đời ở tuần 28, con gái có cân nặng vẻn vẹn 1,2kg, đến nay đã hơn 1 tháng cũng chỉ đạt trên 2kg.
Ngồi kế bên, anh Đặng Văn Sơn (Hàm Yên, Tuyên Quang) vừa nói chuyện vừa cưng nựng cháu trai hơn 2 tháng tuổi. Anh Sơn cho biết, do bố bé đi làm xa, mẹ không đi được ô tô nên anh đưa cháu xuống BV Nhi TƯ khám lại mắt do sinh non ở tuần 32.
Cả con gái Nhậy và cháu anh Sơn đều nằm chung 1 phòng trên BV tỉnh Tuyên Quang nên cả 2 thuê xe từ 4h sáng xuống Hà Nội để kịp giờ khám và tránh nóng.
Ở xa hơn, chị Hoàng Thị Hà (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải bắt xe từ 8h tối hôm trước, đến BV Nhi lúc rạng sáng với số thứ tự 4 cùng lỉnh kỉnh vô số đồ đạc.
TS Nguyễn Thị Út, Trưởng khoa Khám bệnh 2 cho biết, những ngày nắng nóng đỉnh điểm, số lượng bệnh nhân đến khám có giảm nhưng số nhập viện lại tăng với nhiều ca nặng. Hiện trung bình mỗi ngày khoa khám bệnh tiếp nhận 2.500- 3.200 bệnh nhi đến khám và điều trị.
Tại khoa Hồi sức tích cực, TS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa cho biết, trong những ngày nắng nóng vừa qua, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân nặng bị viêm não, nhiễm trùng và đặc biệt là tình trạng trẻ bị đuối nước nhập viện tăng nhanh, 10 máy thở vẫn không đủ quay vòng.
Bệnh nhi nặng phải thở máy tại khoa Hồi sức tích cực, BV Nhi TƯ |
Ngoài ra, số trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng đang tăng nhanh, nhiều ca có biến chứng viêm não. Chỉ riêng tại khoa Truyền nhiễm, BV Nhi TƯ đã tiếp nhận hơn 70 ca trong 2 tuần qua. Nhiều trẻ khi đến viện đã hôn mê, liệt dây thần kinh do không nổi ban điển hình nên cha mẹ không phát hiện kịp thời.
Tại BV lớn nhất miền Bắc - Bạch Mai, số ca cấp cứu vì đột quỵ cũng tăng nhẹ do nắng nóng. PGS.TS Mai Duy Tôn cho biết, trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu tiếp nhận từ 25-30 ca, chủ yếu là do liên quan đến tăng huyết áp.
Tại khoa khám bệnh, rất đông bệnh nhân và người nhà trong lúc chờ kết quả ngủ gục ngay dưới sàn nhà, một số khác ngủ thiếp đi trên bồn hoa để tránh nóng.
Một số hình ảnh ghi nhận tại BV Nhi TƯ và BV Bạch Mai trưa nay:
Ngủ gục trên vai bà giữa trưa nắng |
Bé trai ngủ thiếp đi trên tay mẹ |
|
Ngồi bệt dưới sàn nhà trong lúc chờ kết quả |
Gia đình từ Hà Tĩnh mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc, bắt xe ra Hà Nội từ 8h tối hôm trước |
Ông bố trẻ ngủ gục vì quá mệt mỏi khi chờ khám |
Liên tục quạt cho con |
|
Bệnh nhân cùng người nhà chợp mắt giữa trưa ngay tầng 1 khoa Khám bệnh, BV Bạch Mai |
|
Hành lang trước cửa khoa Hồi sức tích cực là nơi tá túc tạm của người nhà bệnh nhân. Bảo vệ nhắc nhở người dân không nằm kín hành lang để nhường lối chuyển xe cấp cứu và đi lại |
Bữa cơm vội ngay hành lang BV |
|
Chợp mắt trên bồn hoa giữa trưa để tránh nóng |
Phòng tránh chóng mặt do nắng nóng
Thời tiết thay đổi quá nhanh khiến cơ thể nhiều người không thích ứng kịp, gây ra nhiều chứng bệnh như chóng mặt, hoa mắt…
Mẹo phòng chống đột quỵ ngày nắng nóng
Say nắng là hiện tượng rất dễ gặp vào mùa hè, ở cấp độ nặng hơn có thể gây đột quỵ, thậm chí tử vong.
4 loại bệnh trẻ em hay gặp nhất mùa nắng nóng cha mẹ cần biết
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng mùa hè là thời kỳ trẻ dễ mắc bệnh về tiêu chảy, viêm não Nhật Bản, da liễu.
Nắng nóng, chuyên gia chỉ cách kiểm tra cơ thể đủ nước trong nháy mắt
Thử nghiệm này chỉ vẻn vẹn 3 giây có thể cho biết cơ thể bạn đủ nước hay không. Nó đơn giản đến mức bạn có thể làm ở bất cứ đâu.
Cơ thể 'kém bền' như nào vì mất nước mùa nắng nóng?
Mặc dù mới chớm vào hè nhưng nhiều nơi đang quay quắt vì nắng nóng, khiến cơ thể dễ bị mất nước và khoáng chất do đổ nhiều mồ hôi, dẫn đến cơ thể mất đi sự bền bỉ, làm việc kém hiệu quả.
Thúy Hạnh
Post a Comment