Sò huyết bổ ngũ tạng, trị viêm loét dạ dày tá tràng
Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.
Cách phòng ngừa nguy cơ đại tràng khi viêm loét dạ dày
Giải pháp bảo vệ đại tràng cho người viêm loét dạ dày
7 thực phẩm chữa viêm loét dạ dày
Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém. Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị.
Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 - 4g, ngày 2 - 3 lần. Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng. Cách làm bột vỏ sò: vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn.
Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh
Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.
Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.
Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.
Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: uống bột vỏ sò 12 - 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.
Chữa đại tiện ra máu: ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.
Chữa cam răng: uống bột vỏ sò ngày 3 lần: sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa tụ máu, bầm tím: ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày hay tái phát
Khi bị đau dạ dày, đa phần mọi người thường sử dụng thuốc kháng sinh, hoặc các loại thảo dược có thể cắt cơn đau dạ dày và giảm nhanh các triệu chứng trong khi thực tế là niêm mạc dạ dày vẫn chưa hoàn toàn bình phục.
Biến chứng ung thư từ viêm loét dạ dày mãn tính
Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) tử vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
Viêm loét dạ dày dai dẳng vì đại tràng bị "bỏ quên"
Có đến 60% bệnh nhân mắc bệnh dạ dày bị thêm bệnh đại tràng và ngược lại (*). Một con số đáng phải giật mình. Chúng ta phải đồng thời chữa cả hai bệnh, hay thấy đau chỗ nào chữa chỗ ấy thôi?
Theo Sức khỏe và Đời sống
Post a Comment