Bể bơi "nóng" ngày hè, nếu không muốn họa đừng bơi giờ này
Đi bơi là cách giải nhiệt được nhiều người ưa thích khi thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, không phải tắm giờ nào cũng có lợi. Nếu không muốn gặp họa, bạn đừng bơi giờ này.
Hàng ngàn trẻ em nhập viện vì nắng nóng gay gắt
Trẻ em, người lớn nằm la liệt trên bồn hoa, sàn bệnh viện tránh nóng
Cần tránh đi bơi khi giữa trưa ngày hè. Ảnh TL
Vào mùa hè, không có gì tuyệt vời hơn là được đắm mình trong làn nước mát và tha hồ vẫy vùng dưới hồ bơi. Tuy nhiên, thầy Điền Đức Dũng – Trung tâm Dạy bơi Hà Nội (Nguyễn Chí Thanh- Hà Nội) cho biết, với thời tiết mùa hè nhiệt độ cao như hiện nay không phải bơi thời điểm nào cũng tốt cho cơ thể.
Bạn chỉ nên chọn khung giờ tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Buổi sáng nếu đi tập bơi rèn luyện sức khỏe nên bơi vào khung giờ từ 5 rưỡi – 8h hoặc từ 6h – 9h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Vào buổi chiều thích hợp nhất nên chọn từ 5 giờ chiều trở đi.
Nhiều người thường có thói quen bơi vào lúc giữa trưa để giải nhiệt cho cơ thể. Điều này thực sự không tốt chút nào. Từ khoảng 10h đến 16h là thời điểm nắng gắt và mang nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng trước khi bơi nhưng khi xuống hồ, nước hồ bơi với nhiều chất tẩy sẽ nhanh chóng rửa trôi lớp kem chống nắng làm da dễ cháy nắng, hư tổn.
Khung giờ từ 5 rưỡi – 8h tối hoặc từ 6h – 9h sáng là khoảng thời gian bơi tốt nhất.
Hơn nữa khi bơi buổi trưa có thể gặp tình trạng sốc nhiệt. Buổi trưa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường thường có sự chênh lệch lớn với nước hồ bơi. Nếu đang nóng nực và đổ nhiều mồ hôi, nếu lập tức xuống nước sẽ khiến nước thấm vào cơ thể gây cảm nắng và nhiều bệnh khác.
Thầy Điền Đức Dũng cho biết thêm, đi bơi mùa hè sẽ không tránh khỏi vấn đề vệ sinh của nước. Để an toàn mọi người nên chọn bể bơi 4 mùa ở trong nhà sẽ tốt hơn. Bởi bể bơi ngoài trời bao giờ nồng độ chất tẩy, hóa chất cũng nhiều hơn bể bơi trong nhà. Ngoài ra, bể bơi trong nhà hoặc có mái che cũng tránh ánh nắng mặt trời gây hại cho da.
Yếu tố để hình thành nên nước bể bơi gồm 3 chất tẩy là axit, clo và sunfat đồng. Những bể bơi trong nhà thường hạn chế đổ chất tẩy hóa chất. Clo người ta đổ ít lại và hầu như bỏ sunfat và cho axit nhưng tỷ lệ này ít hơn bể bơi ngoài trời.
Để tránh chất tẩy nhiều, bạn nên bơi bắt đầu chiều tối trở đi. Thường buổi tối người ta đổ chất tẩy nên buổi sáng vẫn còn tồn đọng chất tẩy ở trong nước. Bơi buổi chiều sẽ tốt hơn.
Khi đến bơi mùa này khá nắng, mọi người cần ngồi nghỉ một lúc cho hết mồ hôi mới xuống bơi. Sau khi bơi cũng cần phải nghỉ một lúc trước khi về và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
Đối với trẻ nhỏ khi đi bơi, trước khi xuất phát, bố mẹ cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...
Lưu ý không cho các bạn nhỏ uống sữa trước khi xuống bơi dễ gây tình trạng nôn trớ. Ngoài ra, cần hạn chế ăn no, ăn đồ cứng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.
Theo Phương Thuận (Giadinhnet)
Bé trai bị ngưng tim, đuối nước khi đập đầu vào hồ bơi
Trong lúc nhảy xuống tắm, đầu của bé Khải đập vào thành hồ bơi dẫn tới bất tỉnh, đuối nước. Lúc được đưa lên bờ, bé trai rơi vào trạng thái lơ mơ, trạng thái ngưng tim.
Những lưu ý và cách phòng tránh bệnh cho trẻ khi đi bơi
Bơi lội rất có lợi cho sức khỏe của con trẻ, tạo ra các tác động có lợi lên cơ quan hô hấp, tim mạch, khớp, cơ. Đồng thời, giúp trẻ phát triển thể chất, tăng chiều cao.
Hà Nội: Người đàn ông bất tỉnh bên đường, nghi sốc nhiệt do nắng nóng
Người đàn ông bất tỉnh bên vệ đường được công an đưa vào BV Bạch Mai cấp cứu với thân nhiệt lên đến 41 độ C.
"Bật mí" cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mùa nóng gay gắt
Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn dễ bùng phát tấn công trẻ.
4 loại bệnh trẻ em hay gặp nhất mùa nắng nóng cha mẹ cần biết
Theo các bác sĩ, thời tiết nắng nóng mùa hè là thời kỳ trẻ dễ mắc bệnh về tiêu chảy, viêm não Nhật Bản, da liễu.
Nắng nóng, chuyên gia chỉ cách kiểm tra cơ thể đủ nước trong nháy mắt
Thử nghiệm này chỉ vẻn vẹn 3 giây có thể cho biết cơ thể bạn đủ nước hay không. Nó đơn giản đến mức bạn có thể làm ở bất cứ đâu.
Source http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/be-boi-nong-ngay-he-neu-khong-muon-hoa-dung-boi-gio-nay-461436.html
Post a Comment