11 tuổi chỉ nặng 23 kg, mẹ 'thúc' con bằng hàng loạt sữa canxi
- Cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị chậm tăng trưởng chiều cao so với độ tuổi dựa trên những đặc điểm khá đơn giản.
Bé gái 4 tuổi vấp té bị bút bi đâm xuyên ngực
Bé trai bị ngưng tim, đuối nước khi đập đầu vào hồ bơi
Bé gái 11 tuổi được gia đình đưa tới bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thăm khám khi chỉ nặng 23 kg, cao 115 cm. Theo bố mẹ, khi đến trường, bé thường bị bạn bè hiếp đáp, trêu chọc và đặt cho những biệt danh không hay vì sự thấp bé của mình.
Lo lắng, bố mẹ bé đã mua nhiều loạt sữa giàu canxi cho con gái sử dụng nhưng không có tác dụng. Lâu dần, bé gái tự ti, mặc cảm về chiều cao của mình, ít giao tiếp với bạn bè.
Theo TS BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh – Phòng khám Nhi bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, bé được chẩn đoán lùn do suy tuyến yên và được điều trị bằng hormone tăng trưởng và đã có tiến triển.
Chậm tăng trưởng chiều cao khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong tâm lý |
Năm đầu tiên bé tăng 10 cm, năm kế tiếp bé tăng thêm 7 cm và đang được tiếp tục điều trị. Hiện bé đã tự tin, vui tươi hơn trước và không còn mặc cảm về chiều cao của mình.
Theo BS Quỳnh, ngày nay, các bậc phụ huynh rất quan tâm đến sự phát triển chiều cao của con trẻ và ai cũng mong muốn con mình đạt được chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.
Bình thường, trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng 25 cm và trong 2 năm kế tiếp, mỗi năm trẻ sẽ tăng 10 cm. Từ 3 tuổi trở lên cho đến lúc dậy thì, mỗi năm trẻ tăng thêm 5 cm.
Nếu trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi thì được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao.
Hậu quả là trẻ sẽ bị lùn so với các bạn cùng lứa và nếu không đươc chẩn đoán, điều trị kịp thời, sự chênh lệch này sẽ ngày càng nhiều, gây nên tâm lý mất tự tin khi trẻ ở độ tuổi trưởng thành.
Biểu đồ tăng trưởng chiều cao ở trẻ |
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hóc môn tăng trưởng...
Theo nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ bệnh thiếu hormone tăng trưởng là 1/4.000. Bệnh có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não), một số khác không xác định được nguyên nhân.
TS BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh cho hay, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện như lùn, chậm tăng trưởng chiều cao, vẻ mặt "non" hơn so với tuổi, còn có một số dấu hiệu đi kèm như sứt môi, chẻ vòm…để nhận biết con em mình bị chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng.
Khi phát hiện trẻ không đạt được các cột mốc chiều cao theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm (dưới 5cm/năm đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Việc này giúp trẻ có thể đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành.
Ớn lạnh giun chui vào chân bé trai, bò lúc nhúc dưới da
Trong lúc về quê ngoại chơi dịp hè, bé 5 tuổi bị ấu trùng giun chui vào cơ thể, bò lúc nhúc dưới da.
Bé gái đau đớn suốt 2 tháng vì dị vật trong âm đạo
Miếng bông gòn dính vào thành âm đạo khiến bé gái 6 tuổi ở miền Tây phải chịu đau đớn suốt 2 tháng trời.
Hà Nội: Cứu sống bé gái sinh cực non nặng 500 gram
Sau nhiều năm điều trị hiếm muộn, chị D. mới mang thai. Khi thai nhi ở tuần 26, chị sinh non, em bé chào đời chỉ nặng 500 gram.
Bị chó dại cắn, 2 bé trai tỉnh táo đến lúc tử vong
Cả 2 bé trai đều vào viện khi đã lên cơn dại, tỉnh táo nhưng sợ nước, sợ ánh sáng và khó thở.
Bé gái vĩnh viễn mất cánh tay trái khi té ngã vào máy cưa gỗ
Dù đã mang cánh tay bị máy cưa cắt đứt lìa bỏ vào thùng lạnh, nhưng do vết thương quá nặng và phức tạp, bác sĩ không thể nối lại cánh tay cho bé gái.
Văn Đức
Post a Comment